Hướng dẫn kéo traffic Shopee chi tiết từ A-Z
Gạo Nếp 04/01/2024 11:43
1. Traffic Shopee là gì?
Tương tự những nền tảng online khác, traffic sàn là lượng người dùng truy cập vào gian hàng của bạn trên Shopee. Gian hàng được nhiều người quan tâm, click vào xem nội dung sẽ được Shopee đánh giá tốt, có những sản phẩm chất lượng và thu hút.
Giống như một cửa hàng offline có nhiều người ra vào chứng tỏ shop đó có sản phẩm tốt, đắt hàng. Bán online cũng vậy, nếu gian hàng của bạn tối ưu tốt, có nhiều lượt ghé thăm và đặt hàng thì chứng tỏ shop bạn uy tín, cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng – giúp ích nhiều trong việc tăng “độ uy tín” với Shopee.
Lợi ích khi shop có lượng traffic “ngon”
Lý do tại sao nhiều người tìm cách kéo traffic về Shopee là bởi các lợi ích sau:
- Tăng đơn hàng
- Tăng nhận diện thương hiệu
- Tăng uy tín trong mắt hệ thống AI của Shopee
- Tăng xếp hạng (rank) trong công cụ tìm kiếm của sàn
- Tăng khả năng xuất hiện trong mục đề xuất liên quan
- Tăng hiệu quả khi quảng cáo Shopee Ads
Hướng dẫn kéo traffic Shopee chi tiết
Traffic sàn được chia làm 2 loại: Traffic nội sàn và Traffic ngoại sàn.
3.1 Traffic nội sàn
Là những lượt truy cập đến từ công việc SEO – tối ưu hóa xếp hạng của cửa hàng trên Shopee. Ở danh mục kéo traffic nội sàn lưu ý những công việc sau:
1. Tối ưu mô tả shop
- Tên shop (tối đa 30 kí tự): tên Thương hiệu + keywords sản phẩn
Vd: ATPSoftware quảng cáo – ATPAcademy khóa học – SimplePage thiết kế landingpage - Mô tả shop (tối đa 500 kí tự):
-
Phân loại chi tiết những sản phẩm cửa hàng bán theo từ khóa (dùng công cụ hoặc thăm dò đối thủ tìm kiếm keywords hot, phù hợp với lĩnh vực của mình)
- Thông tin rõ ràng, chi tiết: SĐT, hotline, website, địa chỉ,…
- Hình ảnh và video:
-
+ Để video hoặc ảnh các chương trình ưu đãi của Shopee (nhập ULR Youtube vào là xong)
+ Để video hướng dẫn lấy Voucher Miễn phí vận chuyển Shopee
+ Để các hình ảnh sản phẩm mình đang bán (ghép vào 1-2 ảnh nếu nhiều sản phẩm)
+ Để logo thương hiệu, địa chỉ và các chính sách bán hàng, đổi trả hàng – càng chi tiết càng tốt
+ Tăng sự tin tưởng: lồng ghép những hình ảnh đơn hàng, feedback về sản phẩm, thái độ phục vụ, tư vấn thể hiện uy tín và độ “hot” của cửa hàng.
2. Tối ưu mô tả sản phẩm
- Tên sản phẩm (tối đa 120 kí tự): Giật tít headline + Tên sp theo keyword + Công dụng
Ví dụ: -
+ [RẺ VÔ ĐỊCH] Sữa dưỡng thể trắng da
+ [FREESHIP toàn quốc] Sạc dự phòng chính hãng
+ [MUA 1 TẶNG 1] Combo dầu gội trị gàu mát lạnh - Hình ảnh: đủ 9 hình ảnh (hoặc 8 ảnh + 1 clip) theo công thức 5-2-2 sau:
+ Có khung ảnh bắt mắt (xanh, đỏ, tím, vàng tùy ý… phù hợp với sản phẩm của Shop)
+ Có 5 ảnh đẹp (có đầu tư và nên sử dụng photoshop chỉn chu)
+ Có 2 ảnh thật đủ các góc sản phẩm (yếu tố quan trọng bởi người dùng không thích dạng hình ảnh copy tràn lan trên mạng)
+ Có 2 ảnh Feedback, đánh giá đã dùng sp (thật hay ảo cũng được, nhưng phải tinh tế) - Mô tả sản phẩm (tối đa 3000 kí tự với shop mới). Người dùng bây giờ rất lười đọc, hành vi chỉ lướt khoảng 5 dòng đầu. Vì thế mình không nên viết mô tả sản phẩm vội, mà nên viết cái “khách hàng muốn đọc”. Ví dụ: uy tín cửa hàng, review của khách hàng, chương trình ưu đãi, chế độ bảo hành…
- Full 18 hashtag chuẩn (nghiên cứu trong giai đoạn tìm từ khóa của lĩnh vực, ngành hàng)
- Mô tả sản phẩm chuẩn SEO: tìm kiếm từ khóa sản phẩm trên Google; có thể copy những website SEO top 1 top 2 được nhé.
-
3. Kéo traffic tự nhiên (0 đồng)
Công thức “thần thánh” cho sản phẩm mới trên Shopee: [Sản phẩm phễu + Follow + Quảng cáo + Top bán chạy + mua kèm deal sốc]
Sản phẩm đầu phễu: Sản phẩm này sẽ giúp giới thiệu bạn và doanh nghiệp của bạn với đối tượng mục tiêu và có thể chạm đến nhiều người, nhiều đối tượng. Đây thường là sản phẩm có giá rất rẻ.
Bạn nhập một sản phẩm là bàn chải đánh răng Cosy với giá 3200 VNĐ về cài trên Shopee với giá 1000 VNĐ. Khi khách hàng thấy bàn chải đánh răng rất đẹp và rẻ, họ sẽ bấm vào xem. Giả sử bạn kéo được khoảng 160 người vào xem.
Nếu họ bấm mua sản phẩm 1000 VNĐ đó, phí ship hiện lên 30,000 VNĐ, hầu hết khách hàng sẽ không mua tiếp. Tuy nhiên, họ có thể bấm vào nút “Xem shop” để xem các sản phẩm khác của shop nữa. Sau đó họ thấy một cái popup ưu đãi cho follower, họ sẽ làm gì tiếp theo? Đúng vậy, họ sẽ ấn follow để nhận được ưu đãi freeship hoăc giảm giá khi mua các sản phẩm khác của shop. Đó chính là cách sản phẩm phễu hoạt động giúp tăng lượt follow và đơn hàng cho shop. Đúng như cái tên, sản phẩm phễu sẽ giúp shop thu hút được rất nhiều lượt quan tâm.
Hoặc là khách hàng có thể ấn vào xem sản phẩm phễu. Ở trang sản phẩm đó có hiện chức năng top bán chạy, trong đó sẽ hiển thị từ 4 – 8 sản phẩm bán chạy của cửa hàng. Khách có thể sẽ click xem các sản phẩm trong danh sách này.
4. Kéo traffic trả phí
Thông qua việc đầu thầu từ khóa, trả tiền trực tiếp cho Shop Ads thu hút người dùng truy cập vào cửa hàng của mình. Mua traffic user hay mua traffic thật hiện cũng được nhiều người sử dụng để kéo traffic cho Shopee. Tuy nhiên bạn cần cân nhắc lựa chọn đơn vị uy tín để không bị “tiền mất tật mang”.
Traffic ngoại sàn
Traffic ngoại sàn là công việc dùng những kênh tiếp thị khác thu hút người dùng đổ về tham quan gian hàng Shopee. Kinh doanh đa kênh đã – đang là xu thế những năm qua và cả tương lai nữa. Với sự bùng nổ của các sàn thương mại điện tử, nền tảng bên ngoài ngày càng thể hiện sức mạnh và độ quan trọng trong việc xây dựng nền tảng đa kênh.
1. Kênh Website:
Website là kênh tiếp thị đáng đầu tư nhất trong các kênh digital và khi đã nuôi được website đã lớn mạnh, bạn hoàn toàn có thể dùng website đem lại traffic cho những kênh bên ngoài, đặc biệt là Shopee.
Xây dựng những nội dung website cùng với lĩnh vực ngành hàng đang kinh doanh, đó chia sẻ link gian hàng Shopee trong những bài viết của bạn.
Lưu ý hãy tạo ra bài viết chuẩn SEO để vừa kéo traffic cho Shoppe, vừa tăng thứ hạng website trong tương lai – một công đôi việc.
Ngoài ra bạn còn có thể thuê Guest Post – tức thuê những website có sẵn lượng người dùng truy cập cao mỗi ngày và đặt liên kết Shopee của bạn ở các website này, từ đó thu hút traffic tự nhiên tạo chuyển đổi lớn.
2. Kênh Facebook:
- Profile: Mỗi nick Facebook cá nhân sở hữu 5000 bạn bè (tuyệt vời hơn khi target được 5000 khách hàng tiềm năng) sẽ giúp bạn kéo traffic khủng mỗi khi chia sẻ link Shopee. Và chỉ việc nuôi 3-5 nick Facebook có thể đem lại hàng chục nghìn traffic cho bất kỳ kênh nào chỉ với 1 bài đăng.
- Fanpage: Nên xây dựng những fanpage về cộng đồng, chia sẻ kinh nghiệm ở lĩnh vực ngành hàng mà bạn bán. Qua đó thu hút tương tác khủng và lồng ghép tinh tế link Shopee ở các bài đăng. Thêm nữa khi ngân sách cho phép hoàn toàn có thể chạy Facebook Ads tăng lượt click vào Shopee trực tiếp.
- Group: Nhóm Facebook luôn là “kho vàng” cho anh em đào traffic nhưng phải nhớ đi link một cách khéo léo, với những group không kiểm duyệt dùng phần mềm để spam nhưng không nên lạm dụng dẫn đến bị khóa tính năng.
-
Lí do Zalo có mặt trong danh sách này bởi cơ chế hiện thị bài viết trên bảng tin Zalo cực kì cao so với mạng xã hội khác. Đăng bài viết trên bảng tin Zalo có thể tiếp cận lên đến 60 70% bạn bè và thậm chí còn gửi thông báo đến những bạn bè, khách hàng thân quen.
Xây page zalo sau đó viết bài kéo traffic (lâu lâu push cũng được 20 – 50 nếu lượng fan ổn định và nội dung chất)
Cân nhắc việc chạy ads để kéo thêm traffic về Shopee
Zalo Profile kết nối đúng tệp, Share nội dung chất (kéo tầm 30 – 50 click về mọi kênh đều đều)3. Kênh Youtube:
Xây dựng các dạng video review, hướng dẫn sử dụng sản phẩm. Mỗi cuối video là lời kêu gọi mọi người truy cập website hoặc mua hàng từ link Shopee của bạn.
4. Kênh Zalo: