Blog > Mẹo bán hàng > Tổng hợp các loại giấy tờ cần có theo từng ngành hàng (P1)

Tổng hợp các loại giấy tờ cần có theo từng ngành hàng (P1)

Nguyệt Thanh 29/05/2025 07:28Copy link & title

1. Ngành hàng Thời trang – Giày dép – Túi xách – Phụ kiện

Trường hợp sản phẩm thường (không thương hiệu):

  • Hóa đơn mua hàng hoặc phiếu xuất kho có thông tin sản phẩm

  • Ảnh chụp sản phẩm, bao bì gốc

  • Cam kết nguồn gốc từ nhà cung cấp

  • Biên bản giao nhận hàng

Trường hợp sản phẩm có thương hiệu (Nike, Adidas, MLB, Zara, Gucci, Uniqlo…):

  • Hóa đơn GTGT từ nhà phân phối chính thức

  • Giấy ủy quyền phân phối chính hãng

  • Hợp đồng đại lý hoặc xác nhận là nhà phân phối cấp 1/2

  • Tem nhãn, mã vạch xác thực từ hãng
     

Các loại giấy tờ mà ngành thời trang cần có
 

2. Mỹ phẩm – Chăm sóc cá nhân – Nước hoa

Đối với hàng nội địa (Việt Nam):

  • Phiếu công bố mỹ phẩm do Sở Y tế cấp

  • Hóa đơn nhập hàng từ cơ sở sản xuất/phân phối

  • Giấy phép kinh doanh ngành nghề phù hợp (nếu tự sản xuất)

Đối với hàng nhập khẩu – có thương hiệu (Innisfree, Dior, Laneige…):

  • Phiếu công bố mỹ phẩm (ghi rõ tên tổ chức nhập khẩu)

  • Hóa đơn nhập khẩu + packing list

  • Giấy ủy quyền phân phối chính hãng (nếu là đại lý độc quyền)

  • Tem phụ tiếng Việt đúng quy định

Mã vạch quốc tế xác thực

Tổng hợp các loại giấy tờ chính hãng ngành mỹ phẩm
 

3. Thực phẩm – Thực phẩm chức năng – Sữa – Đồ uống

Đối với hàng trong nước:

  • Giấy tự công bố sản phẩm hoặc công bố phù hợp quy chuẩn

  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

  • Hóa đơn đầu vào từ cơ sở có giấy phép

Đối với hàng nhập khẩu – có thương hiệu (Herbalife, Abbott, Blackmores…):

  • Giấy công bố sản phẩm do Cục ATTP cấp

  • Hóa đơn nhập khẩu chính ngạch

  • Giấy ủy quyền phân phối chính hãng tại Việt Nam

  • Tem phụ, nhãn mác đầy đủ

Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)

Giấy tờ ngành thực phẩm chức năng
 

4. Thiết bị điện tử – Gia dụng – Công nghệ

Trường hợp hàng sản xuất nội địa:

  • Hóa đơn đầu vào từ đơn vị sản xuất có phép

  • Giấy chứng nhận hợp chuẩn/hợp quy (QCVN, TCVN)

  • Tem bảo hành, mã truy xuất nguồn gốc

Trường hợp hàng nhập khẩu thương hiệu lớn (Apple, Xiaomi, LG, Sony…):

  • Hóa đơn nhập khẩu hợp lệ

  • Giấy ủy quyền phân phối chính hãng (hoặc xác nhận đại lý ủy quyền)

  • Giấy tờ kỹ thuật (datasheet, spec từ hãng)

Tem điện tử, IMEI hoặc mã QR xác thực

Ngành thiết bị điện tử chính hãng

 

5. Mẹ & bé – Đồ sơ sinh – Đồ dùng cho trẻ nhỏ

Trường hợp đồ dùng (quần áo, bình sữa, tã,…):

  • Hóa đơn đầu vào

  • Cam kết không vi phạm nhãn hiệu

  • Giấy chứng nhận hợp quy (CR) nếu sản phẩm có yêu cầu

  • Nếu là thương hiệu lớn: Giấy ủy quyền phân phối hoặc xác nhận đại lý

Trường hợp sữa, thực phẩm ăn dặm:

  • Giấy công bố sản phẩm

  • Hóa đơn từ nhà phân phối được cấp phép

  • Giấy xác nhận phân phối chính hãng

Tem phụ, nhãn mác đúng chuẩn

Giấy tờ ngành mẹ và bé chính hãng

 

6. Văn phòng phẩm – Sách – Ấn phẩm bản quyền

Trường hợp hàng phổ thông:

  • Hóa đơn nhập hàng từ nhà sách hoặc nhà cung cấp trong nước

  • Ảnh chụp bao bì, mã vạch, nhãn mác

Trường hợp sản phẩm có bản quyền (truyện tranh, tranh minh họa, sách dịch…):

  • Giấy phép phát hành từ NXB

  • Giấy ủy quyền bản quyền (nếu không phải NXB tự in)

  • Hợp đồng hợp tác với đơn vị giữ bản quyền tại Việt Nam

  • Hóa đơn nhập từ đơn vị được cấp quyền phát hành

Ngành sách cũng cần có giấy tờ rõ ràng trên Shopee
 

7. Đồ chơi – Mô hình – Hàng có hình ảnh thương hiệu

Nếu là hàng tự thiết kế hoặc generic:

  • Hóa đơn + cam kết không vi phạm bản quyền

  • Chứng nhận hợp quy (CR) cho đồ chơi trẻ em

Nếu là hàng gắn thương hiệu nổi tiếng (Disney, Marvel, Pokemon…):

  • Giấy ủy quyền phân phối bản quyền hình ảnh tại Việt Nam

  • Hợp đồng mua đứt bản quyền sử dụng hình ảnh

  • Hóa đơn từ đối tác có quyền phân phối thương mại
     

8. Thiết bị y tế – Sản phẩm chăm sóc sức khỏe

  • Giấy phép nhập khẩu hoặc công bố phân loại trang thiết bị y tế

  • Giấy phép kinh doanh ngành nghề phù hợp

  • Giấy kiểm định chất lượng thiết bị

  • Hóa đơn nhập khẩu từ đơn vị được cấp phép

  • Giấy ủy quyền từ hãng sản xuất (nếu không phải đơn vị nhập khẩu trực tiếp)


TỔNG KẾT: Các loại giấy tờ quan trọng phân loại theo mục đích



Nguồn: TUKI GROUP