Blog > Mẹo bán hàng > Các nhà bán hàng chia sẻ quá trình khởi nghiệp trên Shopee

Các nhà bán hàng chia sẻ quá trình khởi nghiệp trên Shopee

Gạo Nếp 14/11/2023 12:08

Các chủ shop dành thời gian đầu để học hỏi những người đi trước, tham gia Học viện Shopee và tận dụng đúng công cụ marketing để thành công.

Tìm kiếm "trợ lực" từ sàn thương mại điện tử để hỗ trợ hành trình kinh doanh là xuất phát điểm chung của nhiều nhà bán hàng trên Shopee. Tuy nhiên, câu chuyện thành công của từng thương hiệu lại có nhiều điểm khác biệt thú vị. Họ đã học hỏi và trải nghiệm nhiều điều để thoát mác "người mới" trước khi trở thành chuyên gia trong mảng thương mại điện tử như hiện tại.

Hành trình đi tìm "thầy" của các nhà bán hàng

Hồi tưởng lại giai đoạn đầu mới làm quen với thương mại điện tử, chị Đào Thị Thúy - đại diện thương hiệu MCBooks đã tóm gọn bằng hai từ "lúng túng". Giữa biển thông tin rộng lớn trên Internet, các nhà bán hàng mới thường rơi vào tình cảnh loạn thông tin. Lúc này, giải pháp mà chị Thúy đưa ra là ưu tiên các kênh kiến thức chính thống của sàn thương mại điện tử.

"Tôi cùng cả team dành thời gian 1 - 2 tiếng mỗi ngày để theo dõi các video khóa học từ Học viện Shopee, đồng thời bổ sung thêm các kinh nghiệm vận hành thực tiễn từ cộng đồng các nhà bán hàng kinh nghiệm tại nhóm Lập nghiệp với Shopee. Tất cả đều là kiến thức nền tảng hữu ích và hoàn toàn miễn phí", chị Thúy kể.

Học viện Shopee là nơi đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm cho tất cả người bán Shopee, tập trung vào ba mục tiêu chính: giúp người bán nắm vững kiến thức và quy định bán hàng; tối ưu hóa hiệu quả hoạt động shop và tăng doanh thu

Giống chị Đào Thị Thúy, anh Lại Đăng Thường, người đứng đầu thương hiệu cà phê Đắk Lắk Basiccoffee, cũng thu thập toàn bộ kiến thức về vận hành, bán hàng, thiết lập gian hàng, chạy quảng cáo hay chiến dịch khuyến mại từ kênh Học viện Shopee. Quá trình tự học bền bỉ và mang tính chủ động này cũng là nhân tố giúp anh Thường sớm đạt được danh hiệu "Người bán chuyên gia".

Điều thú vị là đại diện MCBooks và Basiccoffee đều khiêm tốn nhận mình chưa phải là chuyên gia bởi "những gì cần học vẫn còn ở phía trước". Với sự thay đổi chóng mặt của thương mại điện tử đi cùng bối cảnh cạnh tranh căng thẳng, cả hai vẫn không ngừng nghỉ đi tìm "thầy" để cập nhật thêm kiến thức mới, hướng tới mục tiêu kinh doanh hiệu quả và bền vững. "Với tôi, cộng đồng người bán trên Shopee chính là những người thầy gần gũi và giá trị nhất", anh Thường chia sẻ.

Bán hàng hiệu quả nhờ tận dụng đúng công cụ marketing

Để kinh doanh thành công trên sàn thương mại điện tử Shopee, các nhà bán hàng đều phải thử nghiệm rất nhiều loại công cụ marketing khác nhau, từ đó tìm ra điều gì là phù hợp với gian hàng và tệp khách hàng mục tiêu của mình.

"Điểm thuận lợi ở đây là Shopee đã có sẵn bộ công cụ marketing toàn phễu (Full-Funnel Marketing) để nhà bán hàng có thể linh hoạt lựa chọn", anh Nguyễn Tấn Tài - đại diện gian hàng kinh doanh túi, ví Lata trên Shopee cho biết. Bên cạnh các hoạt động Flash Sale giảm giá, tặng xu cho người dùng, Lata cũng tận dụng kênh Shopee Live để tăng tương tác với khách hàng và tối ưu hóa chi phí marketing.

"Mỗi công cụ điều có một thế mạnh riêng nhưng hiện Lata ưu tiên Shopee Live bởi đây là công cụ giúp thương hiệu giới thiệu sản phẩm, tương tác trực tiếp với khách hàng một cách hiệu quả", anh Tài nói thêm.

Thú vị hơn, Lata còn sử dụng công cụ này như một kênh tiếp thu ý kiến và chăm sóc khách hàng trực diện. Tất cả những điều này góp phần giúp thương hiệu đạt được doanh số vượt mong đợi. Đơn cử, trong hai dịp siêu sale 9/9 và 10/10, doanh thu của Lata trên Shopee tăng gấp 10 lần so với ngày thường.

"Livestream là công cụ bán hàng xu hướng và mang lại hiệu quả thực tế. Vậy nên chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh Shopee Live vào dịp '11.11 Siêu Sale' sắp tới", đại diện shop Lata khẳng định.

Nằm lòng phương pháp buôn bán có tổ chức

Từ lâu, giới kinh doanh đều coi trọng câu thành ngữ "Buôn có bạn, bán có phường" mang hàm ý buôn bán phải có tổ chức, có những người bạn tin cậy và có nơi có chốn. Điều này cũng tương ứng với bức tranh kinh doanh trên sàn thương mại điện tử và trở thành lý do thúc đẩy những người bán chuyên gia như chị Đào Thị Thúy đóng góp cho cộng đồng người bán Shopee qua chương trình "Shopee Captain".

Với vị trí "thuyền trưởng" dẫn dắt các thành viên nhà bán hàng trong cộng đồng Shopee Captain tại khu vực Hà Nội, chị Thúy đã có cơ hội lan tỏa câu chuyện thành công và chiến lược kinh doanh thương mại điện tử hiệu quả của MCBooks đến nhiều người. Chương trình còn tạo ra nhiều sân chơi bổ ích như cuộc thi "Chia sẻ hành trình - Rinh quà cực đã", giải thưởng Shopee Captain được yêu thích nhất cùng nhiều hoạt động thiện nguyện ý nghĩa để tăng tính kết nối sâu sắc giữa cộng đồng người bán Shopee.

Trong quý II/2022, để phục vụ nhu cầu học hỏi và kết nối của những người bán Shopee tại Việt Nam, Shopee Captain đã mở rộng quy mô lên đến 10 tỉnh thành (TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bình Dương, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bắc Ninh, Nghệ An và Đắk Lắk). Với 68 thuyền trưởng và thuyền phó, cùng 23.500 thuyền viên, cộng đồng Shopee Captain đã cho ra mắt hơn 550 hoạt động và được người bán hưởng ứng nhiệt tình.