Blog > Quản lý kinh doanh > Mở rộng thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới

Mở rộng thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới

Gạo Nếp 27/12/2023 11:09

Năm 2023, thương mại điện tử tiếp tục là một trong những điểm sáng trong phát triển kinh tế. Nhân thềm năm mới 2024, phóng viên Báo Công Thương có bài chia sẻ cùng CEO Nguyễn Tuấn Vinh, công ty TNHH Công nghệ Placod.

Ông Nguyễn Tuấn Vinh: Thương mại điện tử xuyên biên giới đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong năm 2023, với nhiều nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới mới ra đời và hoạt động hiệu quả.

Theo dự báo của Statista, doanh thu thương mại điện tử xuyên biên giới toàn cầu sẽ đạt 1.980 tỷ USD vào năm 2025, tăng 54% so với năm 2022. Sự tăng trưởng này được kỳ vọng sẽ tiếp tục trong những năm tới, do xu hướng mua sắm trực tuyến tiếp tục tăng và sự phát triển của công nghệ.

Thương mại điện tử xuyên biên giới thời gian qua có sự phát triển là do nhiều yếu tố, như: Sự bùng nổ của thương mại điện tử trong nước; Nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng trên thế giới ngày càng tăng; Sự phát triển của công nghệ, giúp việc mua sắm xuyên biên giới trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn. Đại dịch đã khiến cho người tiêu dùng trên toàn thế giới phải ở nhà nhiều hơn, dẫn đến nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng cao. Thương mại điện tử xuyên biên giới đã cung cấp cho người tiêu dùng một lựa chọn đa dạng về các sản phẩm và dịch vụ từ các quốc gia khác nhau, đáp ứng nhu cầu mua sắm của họ.Ông Nguyễn Tuấn Vinh: Các doanh nghiệp Việt Nam muốn tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới, theo tôi cần những yếu tố sau: Xây dựng chiến lược rõ ràng: Doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu, thị trường mục tiêu và phương thức kinh doanh khi tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới; Chuẩn bị nguồn hàng chất lượng: Doanh nghiệp cần chuẩn bị nguồn hàng chất lượng, đáp ứng được các tiêu chuẩn của thị trường quốc tế; Tìm hiểu thị trường: Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về thị trường quốc tế, nhu cầu của người tiêu dùng, các quy định pháp lý...Tận dụng các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới: Các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới cung cấp nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng quốc tế.

Ông Nguyễn Tuấn Vinh: Tôi kỳ vọng thương mại điện tử xuyên biên giới của Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong năm 2024, với những kỳ vọng tăng trưởng trên 30% cả về kim ngạch xuất khẩu qua thương mại điện tử và cả về số lượng doanh nghiệp Việt Nam tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới.

Để đạt được những kỳ vọng này, cần có sự nỗ lực của cả doanh nghiệp và các cơ quan quản lý.Về phía doanh nghiệp, cần tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng được các tiêu chuẩn của thị trường quốc tế. Đồng thời, cần tìm hiểu kỹ về thị trường mục tiêu, nắm bắt các xu hướng tiêu dùng mới. Về phía các cơ quan quản lý, cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới, như: Hoàn thiện hệ thống pháp lý, tạo hành lang pháp lý minh bạch cho hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới. Cung cấp các chương trình hỗ trợ, đào tạo, tư vấn cho doanh nghiệp. Vừa qua, UBND TP Hà Nội ban hành quyết định số 3457/QĐ-UBND ngày 23/9/2022 về việc “Hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Đây là tín hiệu đáng mừng để các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội nâng cao nhận thức về chuyển đổi số. Tôi tin rằng, với sự nỗ lực của cả doanh nghiệp và các cơ quan quản lý, thương mại điện tử xuyên biên giới của Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong năm 2024, góp phần thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.