Blog > Quản lý kinh doanh > Kinh doanh truyền thống, hay dịch chuyển lên sàn?

Kinh doanh truyền thống, hay dịch chuyển lên sàn?

Gạo Nếp 27/02/2024 11:55

Chặng đường mới - Cơ hội và thách thức

✔️ Cơ hội

  1. TMĐT là một kênh tiềm năng: Thời điểm mình lập shop trên Shopee, các trang TMĐT đang khuyến khích các shop lên sàn, thế nên nhận được hỗ trợ khá tốt, đặc biệt đối với các Shop Mall.
  2. Giảm chi phí mặt bằng: Anh cho rằng: “Vì chúng ta thuê nhà luôn phải trả tiền hàng tháng, cho dù có dịch bệnh phải đóng cửa hay tình hình kinh doanh không thuận lợi, và việc bị lấy lại mặt bằng hay tăng giá là điều tất nhiên”.
  3. Đơn giản hóa quy trình vận hành: Chúng ta có kinh doanh thuận lợi thì việc chúng ta tự vận hành 100 - hay 1000 đơn hàng 1 ngày chúng ta cũng cảm thấy rối hay quá sức rồi. Thử xem: 1000 cuộc gọi xác nhận giao hàng + 1000 lần đặt ship nghĩ thử nó vất vả thế nào. Còn việc chúng ta định hướng rõ kinh doanh online trên sàn thì nó sẽ giảm tải ở khâu vận hành khá nhiều. Chúng ta chỉ cần soạn hàng, đóng gói và xác nhận đơn trên app mà thôi. Nhiêu đó đủ để chúng ta có thể tự đánh giá lại là cái nào thuận tiện hơn.”

Thách thức

  1. Thiếu kiến thức về sàn: Nhận thấy tiềm năng của thị trường kinh doanh online và sàn TMĐT, nhưng kiến thức về sàn và việc kinh doanh online khi đó là con số 0. Thế là anh phải vừa mày mò tìm hiểu vừa tranh thủ tìm đồng đội đồng hành.
  2. Thiếu nhân sự có kiến thức về sàn: Đây là khó khăn lớn nhất của anh thời điểm này vì anh tuyển đa số là nhân viên bán hàng hay cửa hàng trưởng rồi cho các bạn ấy tự tìm hiểu tự học và tự làm.
  3. Lỗ vì giảm giá: Cuối tháng, tổng kết cũng trên cả trăm triệu cho mỗi gian nhưng xem báo cáo P&L lại thì lỗ vì toàn giảm giá và giảm rất sâu. Được cái là sàn hiển thị những báo cáo phân tích khá chi tiết, để người bán có thể điều chỉnh lại chiến lược phù hợp nhất.

Dịch bệnh - Nhìn nhận khó khăn và lời khuyên hữu ích

  1. Vấn đề nan giải: Trong giai đoạn dịch bệnh hiện tại khó khăn lớn nhất đối với các Shop lúc này đó là sự hoang mang về phần giao hàng, liệu bán hàng có giao hàng được không? Và khi mọi thứ không chắc chắn thì các shop không dám đặt trữ hàng tồn kho, hoặc nếu có đặt thì cũng quá muộn vì hiện tại đang bị đứt gãy chuỗi cung ứng. Cơ sở sản xuất thì không có nguyên liệu đầu vào, công nhân thì bỏ về quê vì không trụ được ở trong thành phố.

Chính lúc này việc của chúng ta phải hình dung được là nhu cầu sẽ rất lớn sau thời gian nới lỏng các hạn chế giãn cách xã hội. Hãy luôn nhìn vào mặt tích cực của vấn đề. Cầu lớn nhưng cung bị đứt mạch thì các shop lại mất đi cơ hội lúc đó. Nên chúng ta lúc nào cũng phải có kế hoạch hàng hoá cho các giai đoạn sau và sau nữa. Không nhiều thì ít nhất cũng phải có kế hoạch dự phòng.

  1. Lời khuyên: Anh chia sẻ: “Lúc này việc của AKUBA hay các doanh nghiệp (SME) cần phải làm là sự thích ứng nhanh nhất có thể. Vì bộ máy chúng ta chưa quá cồng kềnh nên có thể linh hoạt hơn trong việc xoay chuyển về dòng hàng, về cách bán hàng.

Nhớ có một kỉ niệm vui khi mà shop đang tái cấu trúc lại gian hàng ở trên Shopee. Nhân viên thì phải làm việc ở nhà. Mình phải tự làm mọi thứ từ làm model cho sản phẩm, retouch hình ảnh, livestream bán hàng. Dù ban đầu cảm thấy ngại, khó nói, hay không quen nhưng một khi mình đã chịu làm nó liên tục và liên tục, rồi cũng thành thói quen luôn. Đến nỗi khách còn nhớ tên mình mỗi khi mình lên live, lúc đó vui lắm các bác ạ. Người ta nói may mắn luôn ở xung quanh chúng ta, luôn hiện hữu ở mọi nơi. Bạn có nghĩ thế không ? Mình nghĩ may mắn là do bản thân mỗi người chúng ta tạo nên và biến nó thành may mắn mà thôi.”