SPU là gì? Hướng dẫn chi tiết cách tạo SPU nhanh chóng
Gạo Nếp 17/10/2024 09:25
Trong lĩnh vực Thương mại điện tử và quản lý sản phẩm, thuật ngữ SPU (Standard Product Unit) dần trở nên quen thuộc và quan trọng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ SPU thực sự là gì, SPU và SKU có gì khác nhau, vai trò của SPU trong việc quản lý sản phẩm, cách tạo ra SPU để quản lý hàng hóa. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về khái niệm này qua bài viết SPU là gì Hướng dẫn chi tiết cách tạo SPU nhanh chóng của BigSeller.
1. SPU là gì?
SPU là từ viết tắt của Standard Product Unit, SPU là một đơn vị tiêu chuẩn của sản phẩm, đại diện cho một nhóm các sản phẩm có chung đặc điểm cốt lõi, như chất liệu, kiểu dáng hoặc chức năng. SPU giúp xác định sản phẩm ở cấp độ khái quát, bỏ qua các chi tiết cụ thể về màu sắc, kích cỡ, hoặc các biến thể khác. Tất cả các sản phẩm có cùng đặc tính cơ bản nhưng khác nhau ở những yếu tố phụ như màu sắc, kích thước, mẫu mã đều thuộc về cùng một SPU.
SPU (Standard Product Unit) là tiêu chuẩn đơn vị sản phẩm, có thể hiểu là một kiểu sản phẩm, ví dụ như iPhone 14 là một tiêu chuẩn đơn vị sản phẩm, nó là một sản phẩm chuẩn trong quá trình sản xuất, nếu thiếu thông tin chi tiết về quy cách sản phẩm, nó sẽ không thể được bán trực tiếp (trừ khi loại sản phẩm này chỉ có một quy cách).
Cụ thể hơn là nếu bạn bán một dòng điện thoại có nhiều phiên bản khác nhau về màu sắc và dung lượng lưu trữ, thì tất cả các phiên bản đó sẽ thuộc cùng một SPU vì chúng có chung thiết kế và tính năng chính.
2. SKU là gì?
SKU là từ viết tắt của Stock Keeping Unit, SKU là mã định danh riêng biệt của từng sản phẩm cụ thể, được dùng để quản lý và theo dõi hàng hóa trong kho. Mỗi biến thể sản phẩm (khác nhau về màu sắc, kích thước, hoặc các thuộc tính khác) sẽ có một mã SKU riêng. SKU là duy nhất cho từng sản phẩm trong hệ thống quản lý kho, giúp doanh nghiệp phân biệt và quản lý từng mặt hàng một cách chính xác.
Bạn có thể đọc thêm bài viết này để hiểu rõ hơn SKU giúp quản lý kho hiệu quả hơn như thế nào?
Ví dụ:
Trong trường hợp dòng điện thoại trên, mỗi màu sắc hoặc phiên bản dung lượng khác nhau sẽ có một mã SKU khác nhau để dễ dàng quản lý tồn kho và theo dõi sản phẩm, bạn có thể hình dung cụ thể hơn về điện thoại iphone có các thuộc tính khác nhau như màu sắc (đỏ, vàng), dung lượng (64,128), SKU là sự kết hợp sự kết hợp của mỗi thuộc tính, SKU của điện thoại iphone này là đơn vị tồn kho nhỏ nhất cho SPU iphone, SKU của nó có thể là Iphone 16 Trắng 128GB 6.1 inch, cũng có thể là Iphone 16 Trắng 256GB Super Retina XDR OLED 60 Hz, SKU cũng có thể là iPhone 16 Plus Xanh Lưu Ly 512GB 6.7 inch, v.v. sự kết hợp khác nhau của tiêu chí, bộ nhớ trong, màu sắc, màn hình nó sẽ tạo nên 1 SKU riêng biệt và duy nhất cho sản phẩm trong hệ thống quản lý kho.
3. Phân tích sự khác nhau giữa SPU và SKU
Dưới đây BigSeller giúp bạn đi sâu hơn vào việc phân tích sự khác nhau giữa SPU và SKU giúp bạn hình dung được cụ thể hơn.
Mặc dù cả SPU và SKU đều là những công cụ quan trọng trong quản lý hàng hóa, chúng có sự khác biệt rõ ràng về mục đích và cách thức hoạt động:
a. Phạm vi sử dụng
- SPU: Là đơn vị tổng quát, mô tả chung các sản phẩm có đặc tính cơ bản giống nhau. SPU không tập trung vào chi tiết từng biến thể của sản phẩm.
- SKU: Là đơn vị cụ thể, giúp phân biệt từng biến thể sản phẩm dựa trên các đặc tính riêng lẻ như màu sắc, kích thước, hoặc dung lượng. SKU dùng để quản lý hàng hóa ở mức độ chi tiết trong kho và bán hàng.
b. Mục đích sử dụng
- SPU: Được sử dụng chủ yếu để chuẩn hóa và nhóm sản phẩm, giúp đơn giản hóa việc quản lý và phân loại các nhóm sản phẩm có cùng đặc tính cơ bản.
- SKU: Được sử dụng để quản lý chi tiết sản phẩm trong kho, theo dõi số lượng và định danh từng mặt hàng cụ thể khi bán hàng hoặc vận chuyển.
c. Cấu trúc
- SPU: Là một khái niệm tổng quát và không cần mã hóa chi tiết cho từng biến thể.
- SKU: Là một mã số duy nhất cho mỗi biến thể sản phẩm và thường được mã hóa bằng ký tự và số để dễ nhận diện và theo dõi.
d. Mức độ chi tiết
- SPU: Chỉ cung cấp thông tin cơ bản về sản phẩm mà không đi sâu vào chi tiết như màu sắc, kích thước.
- SKU: Đi sâu vào chi tiết từng biến thể cụ thể, đảm bảo quản lý chính xác hàng tồn kho và theo dõi sản phẩm.
e. Ví dụ minh họa
- SPU: Một dòng áo phông cotton có nhiều màu sắc và kích cỡ khác nhau, tất cả sẽ được nhóm chung vào một SPU vì chúng có cùng chất liệu và kiểu dáng.
- SKU: Cùng dòng áo phông trên, mỗi chiếc áo màu xanh, size M sẽ có một mã SKU, áo màu đỏ, size L sẽ có một mã SKU khác.
4. Vai trò của SPU trong quản lý hàng hóa
SPU đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý và phân loại hàng hóa, đặc biệt trong các hệ thống bán lẻ, thương mại điện tử. Dưới đây là những vai trò nổi bật của SPU:
4.1. SPU giúp tối ưu hóa quá trình quản lý sản phẩm
Việc chuẩn hóa sản phẩm theo SPU giúp cho việc quản lý trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Thay vì phải quản lý từng biến thể sản phẩm riêng lẻ, doanh nghiệp chỉ cần quản lý theo SPU, từ đó giảm bớt sự phức tạp trong việc theo dõi hàng tồn kho, nhập xuất và điều chỉnh giá.
4.2. SPU giúp cải thiện trải nghiệm người dùng
SPU giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử. Thay vì phải duyệt qua nhiều sản phẩm khác nhau, khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy tất cả các biến thể (màu sắc, kích thước, chất liệu) của một sản phẩm dưới cùng một danh mục SPU.
4.3. SPU giúp hỗ trợ phân tích và tối ưu hóa chiến lược kinh doanh
SPU giúp doanh nghiệp phân tích dễ dàng hơn về hiệu suất của từng nhóm sản phẩm. Các dữ liệu về sản phẩm có thể được phân tích dựa trên từng SPU, từ đó doanh nghiệp có thể đánh giá và điều chỉnh chiến lược kinh doanh, cải thiện khả năng cung ứng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu thị trường.
4.4. SPU giúp giảm thiểu sai sót trong quản lý hàng hóa
Với SPU, doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát và quản lý hàng hóa một cách chính xác hơn. Tất cả các thông tin liên quan đến sản phẩm được chuẩn hóa, giúp giảm thiểu những sai sót trong quá trình kiểm kê, đặt hàng, hay giao hàng cho khách.
4.5. SPU giúp tối ưu hóa quy trình vận hành và tiếp thị
Khi sản phẩm được chuẩn hóa theo SPU, việc lập kế hoạch tiếp thị và vận hành sản phẩm cũng trở nên hiệu quả hơn. Các chiến dịch quảng bá sản phẩm có thể dễ dàng điều chỉnh và triển khai theo từng nhóm SPU, từ đó giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực và chi phí.
5. Hướng dẫn cách tạo SPU để quản lý hàng hóa hiệu quả hơn
Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tạo SPU tự động với phần mềm quản lý bán hàng BigSeller, cách tạo SPU chi tiết như sau:
Trên giao diện BigSeller, bạn vào mô đun Tồn kho > SKU hàng hóa > Thêm SKU hàng hóa> Thêm SPU
Những thông tin có dấu sao màu đỏ là những thông tin bắt buộc điền, như: Mã SPU ví dụ bạn điền là Iphone 14, Tên, Hình ảnh của SPU, sau khi điền thông tin, bạn Thêm thuộc tính phân loại (thuộc tính biến thể) như màu trắng và xanh, sau khi điền thuộc tính phân loại màu sắc thì hệ thống sẽ tạo tự động Mã SKU là Iphone 14 Trắng và Iphone 14 xanh, sau đó điền vào thông tin như giá tham chiếu, ngày bắt đầu bán hàng hóa, trọng lượng, kích thước,... những thông tin này có thể điền hàng loạt, sau đó bấm Lưu thì cũng là lúc bạn đã tạo ra SPU để quản lý hàng hoá cho sản phẩm Iphone này trên BigSeller, từ đó dễ dàng và chính xác hơn khi quản lý hàng hóa của bạn.
Kết luận
SPU là một công cụ mạnh mẽ giúp doanh nghiệp quản lý hàng hóa hiệu quả hơn, đặc biệt trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Nhờ có SPU, quá trình quản lý sản phẩm được đơn giản hóa, khách hàng có trải nghiệm mua sắm tốt hơn, và doanh nghiệp cũng dễ dàng tối ưu hóa chiến lược kinh doanh của mình. Nếu bạn đang kinh doanh trên các sàn Thương mại điện tử và sản phẩm cần quản lý hiệu quả chính xác hơn, việc áp dụng SPU là bước đi thông minh để nâng cao hiệu quả quản lý và cải thiện khả năng cạnh tranh trên thị trường. Và tại sao không sử dụng phần mềm quản lý BigSeller để giúp mọi công việc được dễ dàng hơn nhỉ?
👉 Tham khảo thêm >> BigSeller_Phần mềm quản lý bán hàng phổ biến và an toàn nhất